Hướng dẫn cách kiểm tra các linh kiện điện lạnh

Đã xem: 2090

Hướng dẫn cách kiểm tra các linh kiện điện lạnh

cửa hàng linh kiện điện lạnh Tín Quang muốn chia sẻ cho mọi người các trường hợp thường xảy ra trên tủ lạnh đó là Block máy nén vẫn chạy, đèn vẫn sáng, quạt vẫn chạy nhưng ngăn đông đá trên chỉ lạnh sơ sơ, có khi để cả tuần vẫn không thấy đông đá. Còn ngăn dưới thậm chí không mát và một lỗi nữa là không xả đá được.

Hướng dẫn cách kiểm tra các linh kiện điện lạnh

Có rất nhiều khách hàng, anh em mới vào nghề, thậm chí vào nghề lâu năm vẫn có câu hỏi: Nếu nó bị sự cố như vậy thì nên thay thế link kiện nào và thay thế sao cho hiệu quả

Bài viết này chúng tôi sẻ chia sẽ một cách chi tiết cho những ai trong nghề hay những ai chưa biết gì về cách sửa tủ lạnh cũng có thể tự tay xử lí một cách hiệu quả nhất.

Đặc biệt những người thợ lâu năm nếu có gì thiếu sót thì hãy bình luận và nêu ra phương pháp khác hay hơn để chúng tôi có thể xem xét và bổ xung lại để bài viết được chi tiết và hay hơn. Có thể giúp người đọc hình dung một cách tốt hơn, tăng khả năng và trình độ chuyên môn.

Trên thị trường có rất nhiều nơi cung cấp link kiện vật tư tủ lạnh, nếu bạn kiểm tra phát hiện tủ lạnh bạn bị hỏng linh kiện nào thì có thể đến cửa hàng điện lạnh gần nhất để mua link kiện cần tìm, nếu không biết tên thì bạn cũng có thể đem ra đưa cho shop và sẽ có người tư vấn cho bạn.

Khi mà tủ chỉ mát mà không lạnh thì bạn chỉ cần chú ý đến 4 linh kiện sau đây:

Timer
Sensor nhiệt (điện trở phá băng - điện trở xả đá tủ lạnh)
Sò nóng (Cảm biến dương)
Sò lạnh (Cảm biến âm hay còn gọi là con âm tủ lạnh)
Cảm biến nhiệt (đầu cảm máy lạnh)
Quạt gió


Chức năng, nhiệm vụ và cách kiểm tra của từng con link kiện tủ lạnh

1. Timer xả đá tủ lạnh (đồng hồ thời gian)

Timer xả đá tủ lạnh (đồng hồ thời gian)

Đây là bộ phận quan trọng nhất trong tủ lạnh, nếu con này hoạt động không chính xác sẻ dẫn đến tình trạng tủ hoạt động không bình thường.

Con này giúp tủ lạnh kiểm soát quá trình làm nóng xả đá và làm lạnh của tủ lạnh. Timer định trước quá trình làm lạnh và làm nóng xả đá, cho phép hệ thống xả tuyết để đảm bảo tủ lạnh luôn giữ được nhiệt độ thích hợp.

Nếu timer hỏng thì đồng nghĩa nó sẽ không xác định trước được thời gian xả tuyết dẫn đến tủ lạnh lạnh hoặc dàn lạnh có hiện tượng bị đông đá.

Nguyên lí hoạt động của timer - rơle là: khi có nguồn điện vào thì nó sẻ tự động ngắt điện vào máy nén và cấp điện cho hệ thống điện trở xả đá để tẩy tuyết dàn lạnh. Thông thường thời gian xả đá mất khoảng 20 –  30 phút

Timer tủ lạnh có rất nhiều loại và mẫu mã khác nhau nhưng chung quy lại thì nguyên lí hoạt động hoàn toàn giống nhau

Con timer thường có 4 chân được bố trí theo thứ tự từ 1 – 4. Chân số một thường được ngăn cách bởi một thanh nhựa trắng
Chân số 1 và 3 là cuộn dây
Chân số 2 là chân xả đá,
Chân số 4 là chân cấp điện cho lock và quạt

2. Kiểm tra timer rơle thời gian tủ lạnh còn sống hay không

Kiểm tra timer rơle thời gian tủ lạnh còn sống hay không

Đầu tiên là bạn cần kiểm tra relay 4 chân gồm Chân 1 và 3 là chân cuộn dây. Vì thế bạn sử dụng đồng hồ để kiểm tra chân số 1 và 3, nếu thấy kim nhảy 1 nữa đồng hồ thì ok, còn không thấy nhảy hoặc nhảy lệch 100% về bên phải thì chứng tỏ timer đã hỏng

Hãy dùng tay xoay nhẹ trục quay của timer cho đến khi bạn nghe thấy tiếng “Tách” và đo điện trở giữa chân 3 với 2

Tiếp tục xoay nhẹ cho đến khi nghe thấy tiếng Tách thứ 2, lúc này bạn đo điện trở giữa chân 3 với 4, đây là tiếp điểm cấp nguồn cho máy nén

Điện trở phá băng – Điện trở xả đá tủ lạnh.

 Điện trở phá băng – Điện trở xả đá tủ lạnh.

Phần này ta chỉ kiểm tra đơn giản vậy thôi tiếp theo là đến con trở phá băng. Để kiểm tra điện trở phá băng còn sống hay chết ta vẫn sử dụng đồng hồ, dùng 2 kim đồng hồ chập vào 2 đầu múi điện, nếu phát hiện kim đồng hồ nhảy thì vẫn bình thường, nếu đồng hồ không nhảy thì nó đã hỏng

Lưu ý: Thường thì cái này hư là do đức phải sợ đốt hoặc bị vỡ và đó cũng là nguyên nhân khiến tủ lạnh không phá được băng
Tiếp theo là SÒ NÓNG.

Sò nóng đóng vai trò bảo vệ tủ lạnh, tức là khi nhiệt độ phá băng trong tủ lạnh cao quá 70 độ C thì nó sẻ tự động bức để bảo vệ tủ khỏi phải cháy nổ.

Cách kiểm tra: Ta vẫn thực hiện như 2 con link kiện trên, vẫn sử dụng đồng hồ để đo. Nếu kim đồng hồ không nhảy thì nó đã bị đức và ngược lại.

Sò lạnh – Con âm tủ lạnh

Sò lạnh – Con âm tủ lạnh

Sò lạnh hay còn gọi là sò âm, linh kiện này thì có rất nhiều loại, nào là dây ngắn, dây dài, hãng Toshiba, Samsum, LG….

Bạn lưu ý nhé: Con sò lạnh này phải âm từ 2 độ C trở xuống thì nó mới đóng tiếp điểm, trên thì nó sẻ hở. Khi bạn sử dụng đồng hồ đo mà thấy kim đồng hồ không nhảy thì đừng kết luận nó đã hư vì nguyên lí hoạt động của nó là dưới 2 độ C mới đóng.

Trường hợp này để có thể kiểm tra được sò lạnh còn sống hay không thì chỉ có 2 cách:

Là cho vào xô đá, để 1 khoảng thời gian nhất định rồi kiểm tra hoặc bạn tìm nguồn nhiệt độ thấp hơn 2 độ C cho vào
Là nếu bạn đã kiểm tra 3 con link kiện trên đều còn sống thì chắc chắn con sò lạnh này đã chết
Tôi cam kết với bạn rằng cách kiểm tra trên hoàn toàn chính xác 100%.

Đó là cách kiểm tra sự cố nguyên nhân dẫn đến tủ lạnh yếu lạnh không đông đá.

1 Chú ý này nữa nhé, khi bạn tháo gỡ phần nắp trên ngăn đông ra mà thấy có hiện tượng đóng đá thì chắc chắn tủ lạnh đã bị hỏng con trở phá băng

Khi cảm biến phá băng hỏng bạn có thể thay thế bằng cách mua linh kiện tương tự, hiện tại mức giá bán sò lạnh tầm 250.000 đ

Cảm biến nhiệt tủ lạnh Sensor

Cảm biến nhiệt tủ lạnh Sensor

Nguyên lí hoạt động của nó là khi ta điều khiển nút vặn lên nhiều thì lock sẻ hoạt động nhiều, giảm xuống thì khi tủ lạnh đủ nhiệt độ thì nó sẻ tự động ngắt. Hầu hết tất cả các link kiện trên đều kiểm tra bằng đồng hồ nên vì thế không nhất thiết phải tháo gỡ nó ra hoàn toàn

Cách kiểm tra Thermostat tủ lạnh

Thermostat là linh kiện có tác dụng điều chỉnh, đóng ngắt nhiệt độ trong tủ lạnh. Khi tủ bạn không đủ mát, lạnh bất thường hoặc nhiệt độ chênh lệch có thể là do Thermostat bị hỏng

Cách kiểm tra như sau:

Đối với linh kiện Thermostat 3 chân thì bạn cũng có thể thực hiện như cách đo trên và chỉ cần hoán đổi vị trí chân đo là được

Quạt gió tủ lạnh

Quạt gió tủ lạnh

Bộ phận này cũng rất quan trọng, nếu quạt gió không chạy đồng nghĩa với việc tủ đá không đông và ngăn dưới không mát…

Cách kiểm tra thì khi bạn tháo tủ lạnh ra kiểm tra xem nó có bị cọ xác với thứ gì đó không, có nhiều trường hợp quạt không chạy do cấn phải băng đá.

Nếu không phải lí do này thì bạn tháo ra kiểm tra bằng cách cho dòng điện chạy vào xem nó còn hoạt động không ? Và tôi nghĩ chắc bạn sẻ biết nên làm gì tiếp theo
Quạt gió thì có rất nhiều loại nhưng nguyên tắc hoạt động đều giống nhau hoàn toàn

Tóm lại: Bài viết hôm tay tôi đã chia sẻ một cách tỉ mĩ, cho dù bạn là ai, hãy đọc kĩ và làm theo hướng dẫn chắc chắn bạn có thể tự tay khắc phục được sự cố

Hãy chia sẻ khi bạn thấy thông tin này bổ ích. Chúc các bạn thành công.

Bình Luận
Viết bình luận...