Relay áp suất và Một số lưu ý về việc sử dụng relay áp suất
Đã xem: 551
Relay áp suất và Một số lưu ý về việc sử dụng relay áp suất
Bài viết hôm nay, Vật tư điện lạnh Tín Quang xin chia sẽ với bạn về một số lưu ý về việc sử dụng relay áp suất nhé!

Relay áp suất là gì?
Relay áp suất hay còn gọi là công tắc áp suất là một thiết bị có chức năng điều tiết và kiểm soát áp suất trong đường ống dẫn. Nó chuyển đổi các tín hiệu áp suất thành ra sự đóng ngắt (ON/OFF) của mạch điện. Tùy vào mỗi hệ thống hoạt động với quy mô, công suất, kết cấu mà số lượng công tắc áp suất cần lắp đặt có thể dao động từ một đến nhiều cái khác nhau. Vì một công tắc chỉ liên quan đến việc điều chỉnh tại một điểm đặt hoạt động đã chọn trước. Công tắc áp suất hay Rơle áp suất được dùng phổ biến trong việc đóng ngắt hoạt động máy bơm, hệ thống máy nén khí, hệ thống lạnh, PCCC, cấp thoát nước….
Công tắc áp suất đơn chủ yếu dùng để bảo vệ máy nén khỏi áp suất quá cao phía đầu đẩy máy nén hoặc quá thấp ở phía đầu hút máy nén. Hiệu áp suất khống chế sự thay đổi hiệu áp suất Δp. Trong kỹ thuật lạnh hiệu công tắc áp làm nhiệm vụ bảo vệ hiệu áp suất dầu bôi trơn và áp suất trong khoang cacte máy nén Δp = poil – p0 không tụt xuống dưới mức quy định, do đó thường được gọi là công tắc áp suất hiệu áp dầu.

Theo môi chất công tác có thể phân ra công tắc áp suất amoniac hoặc công tắc áp suất freon. Bộ phận cảm biến của công tắc áp suất amoniac được chế tạo từ thép carbon hay thép không gỉ để tránh sự ăn mòn của amoniac vì amoniac ăn mòn đồng và các hợp kim của đồng. Các bộ phận cảm biến của rơ le freon có thể làm bằng thép carbon, thép không gỉ hoặc đồng và các hợp kim đồng.
Một số lưu ý về việc sử dụng relay áp suất
Tuổi thọ của công tắc áp suất:
Mức độ thường xuyên được kích hoạt của công tắc áp suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ, thời gian ngừng hoạt động của hệ thống và lịch trình sửa chữa. Nói chung, công tắc áp suất dạng màng sẽ có tuổi thọ cao nhất, tiếp theo là kiểu piston và núm vặn. Tuổi thọ thực tế của một công tắc áp suất sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm tốc độ chu trình (công tắc áp suất dạng màng hoạt động rất giống như lò xo, do đó cần tránh chu kỳ cao), áp suất tối thiểu và tối đa, điểm cài đặt, tốc độ thay đổi áp suất, sốc thủy lực, và tải hiên tại (amp) lên công tắc điện.
Điểm chết của công tắc:
Điểm chết là sự chênh lệch giữa điểm khởi động và điểm khởi động lại trong một công tắc áp suất. Nếu thiết lập điểm chết quá nhỏ, thì công tắc sẽ liên tục mở và đóng chỉ với những thay đổi nhỏ trong áp suất đầu vào của quá trình. Điều này được hiểu như là “thiếu độ chính xác” và là một nguyên nhân chính gây ra việc công tắc áp suất không còn có chức năng hoạt động theo đúng thiết kế của nó.
Biến áp | Chức năng và cách lắp đặt máy biến áp. Xem thêm...
Dãy áp suất:
Các điểm cài đặt tối thiểu và tối đa của công tắc áp suất cũng như áp suất vận hành hệ thống tối đa và áp suất thiết kế hệ thống tối đa phải được xác định. Điểm điều chỉnh deadbands có thể được đặt ở 10-50% trong phạm vi. Đối với công tắc áp suất chênh áp, áp suất tĩnh hoặc “làm việc” là cần thiết.

Điểm công tắc chuyển đổi:
Thường là chỉ cần một điểm chuyển đổi, tuy nhiên, hệ thống không yêu cầu hai hoặc thậm chí là bốn điểm chuyển đổi (ví dụ: cao, thấp, cao-cao, thấp-thấp) được giám sát, kiểm soát hoặc báo động. Khi lựa chọn công tắc áp suất, người ta có thể chọn một công tắc đơn cho mỗi điểm chuyển đổi hoặc một công tắc đơn có khả năng xử lý tới 4 điểm chuyển đổi riêng biệt.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Vật tư điện lạnh Tín Quang có thể giúp ích cho bạn!
Để được tư vấn và hỗ trợ mua các thiết bị, dụng cụ ,boart máy lạnh , vật tư linh phụ kiện điện lạnh... một cách dễ dàng, nhanh chóng, uy tín, đừng ngần ngại đặt hàng trực tuyến tại website TINQUANG.com hoặc gọi cho chúng tôi theo hotline - TP. HCM: 0909822788. Chúng tôi cam kết sẽ tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình, nhanh chóng nhất để làm hài lòng sự tin cậy Quý khách đã dành cho TINQUANG.com